BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG
23/09/2024

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Chia sẻ:
  • facebook

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đang tăng dần qua các năm, bên cạnh đó cũng gây những hậu quả nặng nề về tinh thần lẫn thể xác, và chi phí cần chi trả cho bệnh tăng dần, đặc biệt những trường hợp biến chứng tim mạch, thần kinh, suy thận, mù mắt, loét chân, … Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng như các giúp kiểm soát đường máu tốt, cần tuân thủ và kết hợp các phương pháp điều trị: chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục và sử dụng thuốc hợp lý.

1.Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh Đái tháo đường.

- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

- Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.

- Duy trì hoạt động thể lực bình thường.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn.

- Đơn giản không quá đắt tiền.

- Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc.

2.Kiểm soát cân nặng:

- Người thừa cân béo phì cần giảm cân,khẩu phần ăn giảm dần, 250 - 500 kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột), mục tiêu giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng.

- Chế độ ăn tăng năng lượng ở những người gầy yếu.

- Cân nặng lý tưởng = Chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22

- Vòng eo < 80 cm (nữ), < 90cm (nam).

- Cân bằng năng lượng là: năng lượng ăn vào = năng lượng tiêu hao.

- Mức năng lượng của BN cần được cá nhân hóa dựa trên: thói quen ăn uống, tình

trạng sức khỏe, phác đồ điều trị, phong tục tập quán…

- Có thể khởi đầu với mức năng lượng 20-30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

Nhu cầu năng lượng của người trưởng thành

- Thay đổi tùy theo độ tuổi, công việc, bệnh lý nền, …

Năng lượng hằng ngày từ thực phẩm

Mức độ lao động

Nhu cầu năng lượng (kcal/kg/ngày)

 

Nữ

Nam

Glucid: 50 – 60%

Lipid: 20 – 30% Protein: 15 – 20%

Nhẹ

25

30

Trung bình

30

35

Nặng

40

45

Thành phần dinh dưỡng trong 1 bữa ăn: cần đầy đủ các thành phần đạm, đường, mỡ, vitamin khoáng chất nhằm cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

3.Nguồn cung cấp năng lượng:

a, Chất bột đường =Tinh bột = Glucid = 50 – 60% .

- Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến: Gạo, bún, phở, ngô, bánh mỳ,…

- Khoai củ: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, dong, từ, miến dong

- Hoa quả: chuối tây, chuối tiêu, lê, nho, mận, ….

2 

b, Chất đạm = Protid = Protein : 15 – 20%

- Nguồn gốc động vật: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến, …

+ Nguồn thực vật: đậu đỗ, lạc, vừng, gạo, …

c, Chất béo =Mỡ =  Lipid: 20-25%

- Động vật: thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, phomat, lòng đỏ trứng gà.

-Thực vật: dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, cùi dừa, hạt dẻ, socola.

 

3.1 

d) Vi chất dinh dưỡng: vitamin và muối khoáng

- Người bệnh đái tháo đường cần được cung cấp các vi chất dinh dưỡng như người bình thường. Vi chất dinh dưỡng có nhiều trong rau và trái cây. Nên sử dụng vi chất có trong tự nhiên.

Trái cây

+ Là nguồn cung cấp vitamin chính.

+ Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên ăn nước ép trái cây vì quá trình chế biến đã bị mất chất xơ nên đường bị hấp thu nhanh hơn.

+ Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo, chất bột đường.

+ Chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp: ổi, lê, táo, cam.

+ Ăn vừa phải trái cây có đường huyết trung bình: chuối, đu đủ.

+ Hạn chế trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: dưa hấu, vải, nhãn, xoài.

e) Muối:

- Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ngày (2,000 mg Na/ngày). Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích, ... Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống. BN có tăng huyết áp và suy thận nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 

f) Đồ uống có chứa cồn:

- Rượu, bia: có nguy cơ làm hạ đường huyết. Người nghiện rượu có nguy cơ xơ gan. Người bị bệnh ĐTĐ vẫn được uống rượu nhưng không quá 1-2 đơn vị rượu. Một đơn vị rượu chứa 10g cồn, tương đương 120 mL rượu vang, 300 mL bia, hoặc 30mL rượu mạnh.

- Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại nước không hoặc ít đường. 

g) Chất xơ : Nhu cầu: 20 – 30g/ngày

- Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn => chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng Glucose vào máu từ từ. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giảm hấp thu Cholesterol, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột, tác dụng hữu ích trong giảm táo bón và hạn chế các tác nhân ung thư trực tràng và đường ruột, ….

- Chất xơ có nhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt, … của các loại cây lấy quả, rau xanh và ngũ cốc. 

4.Cách phân bố bữa ăn:

a) Cơ cấu bữa ăn cần cá nhân hóa

- BN cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Nếu sử dụng bữa phụ, BN cần được tư vấn bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

- BN kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn.

- Những BN sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ

đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó (cần tư vấn bác sĩ).

- BN tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài.

- BN có bệnh lý gan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn bữa phụ hợp lý.

b) Chú ý:

Những thực phẩm lầm tưởng không phải là tinh bột:

5 

Nguồn: BS Hoàng Thị Tân Linh - Bệnh viện II Lâm Đồng

  • viewed icon 62 Lượt xem

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:
Xin chào
close nav