BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG
09/04/2025

CA PHẪU THUẬT CỨU CÁNH TAY CHO BỆNH NHI 11 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG

Chia sẻ:
  • facebook

Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện II Lâm Đồng đã thực hiện thành công kỹ thuật lấy tĩnh mạch hiển lớn ở chân lên ghép với động mạch cánh tay cho bệnh nhi bị tai nạn sinh hoạt


LUU Ý BÀI VIẾT CÓ HÌNH ẢNH MANG TÍNH NHẠY CẢM, VUI LÒNG CÂN NHẮC TRƯỚC KHI XEM!!!

Vào chiều ngày 27/03/2025, Bệnh viện II Lâm Đồng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi K. N. M. K (11 tuổi, ngụ tại thôn 15 – xã Lộc Thành – huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) bị tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng. Cháu bé bị té ngã từ trên cao xuống đống đá khi đang trèo cây, dẫn đến tổn thương nặng nề ở tay phải. ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU LỚN CÓ THỂ ĐE DỌA MẠNG SỐNG.

Tình trạng lúc nhập viện

  • Bệnh nhi nhập viện lúc 16h cùng ngày trong tình trạng khuỷu và cổ tay phải bị biến dạng nghiêm trọng.
  • Có vết thương dài 6cm ở mặt trước khuỷu tay phải, xương cánh tay bị lộ ra ngoài.
  • Cẳng bàn tay phải tím lạnh, không bắt được mạch quay.

Chẩn đoán ban đầu

Ê kíp trực sau khi hội chẩn với BSCKII. Vũ Việt Thành – TK. Ngoại Chấn thương chỉnh hình, xác định bệnh nhi bị:

  • Dập Đứt đoạn động mạch cánh tay phải tại khuỷu tay 5cm giờ thứ sáu, ĐE DỌA HOẠI TỬ TAY.
  • Trật khớp hở khuỷu tay phải.
  • Gãy bong sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay phải.

Tổn thương này rất nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến hoại tử tay, thậm chí phải cắt cụt nếu không được xử lý kịp thời.

 ce6dcc67fc014f5f1610

0ae6f86cc70a74542d1b 3023c3a9fccf4f9116de

Hình ảnh X-quang: trật khớp khuỷu phải và gãy bong sụn tiếp hợp đầu dưới xương quay phải

Phẫu thuật cấp cứu

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ca bệnh, ê kíp phẫu thuật gồm có: Bác sĩ phẫu thuật chính: BS.CKII CTCH. Phí Đăng Cảnh; phụ mổ: BS. Trần Đức Thiện; Gây mê: Bs CKI Gây mê Bùi Mạnh Quyết; CN Nguyễn Tấn Lãnh; CN Huỳnh Bảo Ny; Điều dưỡng hỗ trợ: CNĐD Lê Quán Quốc và CNĐD Nguyễn Thị Ngọc Lan đã tiến hành kỹ thuật phức tạp để cứu cánh tay cho bé:

  • Lấy một đoạn tĩnh mạch hiển lớn dài 5cm từ chân trái của bé để ghép vào đoạn động mạch cánh tay bị đứt tại khuỷu. (bình thường với vết thương mạch máu đứt ngang thì khâu nối trực tiếp, do đoạn mạch máu bị dập đứt xa nhau không thể nối trực tiếp nên phải ghép mạch máu tự thân).
  • Nắn lại khớp khuỷu bị trật, khâu phục hồi bao khớp và gân cơ bị rách,
  • Nắn lại đầu dưới xương quay, đặt nẹp bột bất động cánh bàn tay bên phải.các phần gân cơ bị tổn thương.

Phẫu thuật cấp cứu

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ca bệnh, ê kíp phẫu thuật gồm có: Bác sĩ phẫu thuật chính: BS.CKII CTCH. Phí Đăng Cảnh; phụ mổ: BS. Trần Đức Thiện; Gây mê: CN Nguyễn Tấn Lãnh; CN Huỳnh Bảo Ny; Điều dưỡng hỗ trợ: CNĐD Lê Quán Quốc và CNĐD Nguyễn Thị Ngọc Lan đã tiến hành kỹ thuật phức tạp để cứu cánh tay cho bé:

  • Lấy một đoạn tĩnh mạch hiển lớn dài 5cm từ chân trái của bé để ghép vào đoạn động mạch cánh tay bị đứt tại khuỷu. (bình thường với vết thương mạch máu đứt ngang thì khâu nối trực tiếp, do đoạn mạch máu bị dập đứt xa nhau không thể nối trực tiếp nên phải ghép mạch máu tự thân).
  • Nắn lại khớp khuỷu bị trật, khâu phục hồi bao khớp và gân cơ bị rách,
  • Nắn lại đầu dưới xương quay, đặt nẹp bột bất động cánh bàn tay bên phải.các phần gân cơ bị tổn thương.

1234aff6939020ce7981

Hình ảnh: Tổn thương dập nát mất đoạn động mạch cánh tay phải tại khuỷu 

1234aff6939020ce7981 e1236ba357c5e49bbdd4

Hình ảnh: Ghép tĩnh mạch hiển lớn đảo chiều 5cm nối với 2 đầu động mạch bị đứt

Kết quả sau phẫu thuật

Sau gần 3 giờ phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhi đã có những cải thiện rõ rệt:

  • Tỉnh táo, sinh hiệu ổn định.
  • Mạch máu lưu thông tốt, bàn tay ấm hơn, mạch quay bắt rõ.
  • Các ngón tay có thể cử động được, không có dấu hiệu chèn ép sau tái thông mạch máu.

Sự thành công của ca phẫu thuật không chỉ giúp bảo tồn cánh tay cho bé mà còn mở ra hy vọng phục hồi tốt trong thời gian tới. Đây là một trong những ca phẫu thuật phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao mà Bệnh viện II Lâm Đồng đã thực hiện thành công.

???? Nếu bạn hoặc người thân gặp các tình huống chấn thương nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Sự can thiệp sớm có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương vĩnh viễn và tăng khả năng phục hồi!

866c5b3c675ad4048d4b 1cd7bad086b635e86ca7

Hình ảnh sau phẫu thuật: Sóng SpO2 đều và 100% tại ngón tay phải

  • viewed icon 2632 Lượt xem

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:
Xin chào
close nav